Bài viết được lấy nguồn từ trang nhà của tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn
Đó là câu nói của
Bs Philipp Rösler, Bộ trưởng Kinh tế của Đức (người sắp đi thăm chính thức Việt Nam) trong bài phỏng vấn dưới đây. Đọc bài phỏng vấn này, thú thật, tôi không có cảm tình với người phóng viên. Phóng viên muốn khai thác cái gốc Việt Nam của ông ta, nhưng ông thì muốn nói cái bức tranh lớn hơn. Thật ra, câu đó cũng có thể áp dụng cho … tôi. Dù ở ngoài này nhiều hơn ở trong nước, nhưng tôi lúc nào cũng nghĩ Việt Nam là một phần
lớn của đời tôi. Ông Rösler còn có một câu chuyện thú vị khác, và câu chuyện này làm tôi nhớ chuyện xưa …
Chúng ta biết rằng ông Rösler sinh năm 1973 ở Sóc Trăng, và được hai bà soeur nôi nấng trong cô nhi viện. Ông không biết cha mẹ mình là ai. Đến tháng thứ 9 thì ông được một gia đình người Đức xin làm con nuôi. Cha nuôi của ông là một sĩ quan trong quân đội. Đến khi ông 4 tuổi thì cha mẹ nuôi li dị. Trong môi trường như thế mà ông học hành thành tài (bác sĩ) và thành danh (tham gia chính trường). Nay ông là Bộ trưởng Kinh tế của Đức. Hành trình và sự nghiệp của ông quả thật đáng nể. Nhưng với người Đức, vốn nổi tiếng kì thị, thì có khi họ có cái nhìn khác.
Một anh bạn bên Đức có kể một câu chuyện về ông Rösler rất thú vị. Lúc ông ấy được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế, Rösler đến thăm một cơ sở của Bộ Y tế Đức, nhưng người gác cổng không cho vào! Ông gác cổng hỏi (tôi dịch nôm na): "Mày là ai mà dấm dớ đến đây?" Ông Rösler trả lời tỉnh queo: "Tao là tân Bộ trưởng đây!". Ông gác cổng cười rú lên rồi bảo: "Sao chú mày không bảo ngay là Hoàng đế của China có phải là dễ tin hơn không!".
Có lẽ các bạn trong nước sẽ không có cảm nhận gì đặc biệt khi đọc câu chuyện trên, nhưng tôi và những người như tôi thì hiểu và thấm lắm. Người Âu Mĩ nói chung vẫn xem thường người có sắc diện Á châu. Đối với họ, những người như tôi (như những ai từng đi tị nạn) đến từ một nước nghèo nàn, chiến tranh triền miên, đen đúa, v.v. thì được xếp vào nhóm “lạc hậu”. Lạc hậu ở đây có nghĩa là kém văn minh. Dĩ nhiên, chúng ta có thể cãi một cách hàn lâm thế nào là văn minh và thế nào là lạc hậu. Dĩ nhiên, họ không nói ra, nhưng suy nghĩ của họ là như thế. Theo kinh nghiệm của tôi, người Đức và Anh (kể cả Úc) là những người hay có những suy nghĩ lệch lạc và có thể nói lạc hậu như thế. Có lần tôi được hỏi là "Mày biết làm phân số không?". Ông Rösler này cũng được nhìn như thế. Một người có khuôn mặt Á châu mà lại dám nói tao là tân bộ trưởng thì đúng là chuyện khôi hài với người gác cổng (chắc là ít học thức và thiếu thông tin). Nhưng cách ứng xử của ông Rösler kể ra cũng hay.
Câu chuyện của ông Rösler cũng giông giống với câu chuyện của ông Nguyễn Cao Kỳ mà tôi từng nghe qua. Nghe rằng khi sang Mĩ có lần ông Kỳ làm nghề lái taxi hay đi taxi, và có một cuộc đối thoại thú vị với ông da đen. Ông Mĩ da đen hỏi: Ở Việt Nam mày làm nghề gì? Ông Kỳ, một người rất giỏi tiếng Anh, trả lời: Tao từng là phó tổng thống. Ông da đen cười rũ rượi nói: Thôi, mày nên tìm việc gì làm cho ổn định, đừng có mơ tưởng nữa. Dĩ nhiên, ông Nguyễn Cao Kỳ đâu có chấp gì với một người như thế. Tôi đoán ông Kỳ, một Buddha Child, chắc cười trong bụng.
Cá nhân tôi cũng có vài kinh nghiệm vui vui. Thỉnh thoảng, đi chợ tôi hỏi chuyện với người bán hàng, và có ít nhất 2 lần họ nói không hiểu tôi nói gì (kiểu nghiêng tai rồi nói I beg your pardon). Với kinh nghiệm của người ở đây lâu năm, tôi biết đó là một thái độ bỡn cợt, họ xem thường mình. Tôi thậm chí còn đoán được họ sẽ nói gì kế tiếp! Thái độ đó hơi rẻ tiền! Trong tình huống như thế, tôi thường trả lời tỉnh queo rằng tao nói chuyện cho hàng trăm hay hàng ngàn người nghe và hiểu; nếu mày không hiểu tao nói, thì tao nghĩ mày cần phải xem lại khả năng tiếng Anh của mày và nên tự vấn có nên làm việc ở đây nữa hay không.
Ngay cả trong đề bạt chức danh khoa bảng, tôi nghĩ Úc cũng có thái độ phân biệt. Họ phân biệt tinh vi hơn nhiều. Tôi thường nói đùa rằng những kẻ kì thị chủng tộc mà ít học thì cùng lắm họ chỉ chửi vài câu (kiểu như go back to where you come from), nhưng những kẻ có học thì họ làm … bài bản hơn. Những kẻ có học này không chửi đổng như thế, nhưng họ tổ chức thành những hội đồng để làm khó ứng viên, một cách làm rất ư là … khoa học. Do đó, tôi thường nói với các bạn nghiên cứu sinh rằng để bằng các đồng nghiệp người Úc, chúng ta phải hơn họ 2 cái đầu. Nếu tiêu chuẩn của họ là A, thì mình phải có 2A. Phải như thế thì mình mới có lí do ứng phó một cách hoàn toàn tự tin (và nếu cần, trịch thượng :-)). Kể ra, đó cũng là một mặc cảm. Mặc cảm đến từ nước nghèo. Nhưng trong cái nhìn của họ thì cha ông họ đã tạo ra nền tảng này, và mình chỉ là người hưởng lợi từ mồ hôi nước mắt của cha ông họ, nên họ có quyền hạn chế mình. Biết rằng đó là một suy nghĩ thiển cận kiểu Úc, nhưng trong thực tế thì suy nghĩ này còn khá phổ biến. Do đó, tôi thích Mĩ hơn, vì Mĩ ít có suy nghĩ loại này, do ai cũng là dân nhập cư mà thôi.
Chính vì thế mà tôi không bao giờ nghĩ mình là người Úc. Dù mang quốc tịch Úc, nhưng cũng như Rösler, tôi nghĩ Việt Nam là một phần đời của tôi. Có khác chăng là cái phần đời này lớn hơn bất cứ phần đời nào khác.
N.V.T
=====
'Vietnam Is a Part of My Life'
German Economy Minister Philipp Rösler was left outside a Catholic orphanage during the Vietnam War and later taken to Germany where he was adopted. In a SPIEGEL ONLINE interview, he talked about his feelings about his upcoming visit to the country of his birth as a member of the German government.
As an adult, Philipp Rösler has only visited Vietnam once, and that was in a private capacity. But on Monday, the 39-year-old will officially visit the country of his birth as German vice-chancellor and economics minister.
It will be a unique journey for Rösler, who was taken in by nuns as a foundling during the Vietnam War. The interest in his visit is high. A media entourage will accompany Rösler on his trip, and people in Vietnam are also taking a keen interest.
In a SPIEGEL ONLINE interview, Rösler, who is also leader of the business-friendly Free Democratic Party (FDP), talked about his forthcoming trip to Vietnam.
SPIEGEL ONLINE: You are traveling to Vietnam, the country where you were born. What do you expect from your visit?
Rösler: I expect that German business will benefit from my visit. Vietnam is a country on the rise and therefore an interesting market for our companies. A lot has been achieved in recent years, including moves in the direction of greater economic freedom. Nevertheless, there are still many challenges, such as questions relating to the rule of law.
SPIEGEL ONLINE: Your trip will be watched closely. After all, your personal story is intertwined with the recent history of the country. You were a foundling during the Vietnam War. What do you remember from that time?
Rösler: I spent the first few months of my life in Khánh Hung, which is now Sóc Trang, in a Catholic orphanage. That was in 1973. Of course I don't have any personal memories of that time. A few years ago, I came across a SPIEGEL article which described the history of the orphanage. Some 3,000 children were housed there over the years and cared for by Catholic nuns. They also specified names and dates of birth, so that the formalities for adoption could be resolved quickly.
SPIEGEL ONLINE: Two Catholic nuns -- Mary Marthe and Sylvie Marthe -- looked after you in Khánh Hung during the first months of your life. In November 1973, you came to Germany, where you were adopted. The journalist Michael Brocker writes in his biography about you that Mary Marthe still lives in Vietnam. Do you have contact with her?
Rösler: We made contact after I became German health minister in the fall of 2009. Reporters traveled to Vietnam and took pictures of Mary Marthe with a photograph of me. Later, she got in touch with me via another nun who has e-mail access. I found that very touching.
SPIEGEL ONLINE: What did she write to you?
Rösler: She wrote how proud she was of what I have achieved.
SPIEGEL ONLINE: Do you know more about the circumstances under which you were left outside the orphanage?
Rösler: No, and I never wanted to.
SPIEGEL ONLINE: Why?
Rösler: Looking for something would suggest that you are missing something. But I have never felt that anything was lacking.
SPIEGEL ONLINE: Did you never have the urge to find out more?
Rösler: No, never. Germany is my home country. Vietnam is a part of my life which I do not remember. I grew up in Germany, I have my family here, my father and my friends.
SPIEGEL ONLINE: Six years ago, when you visited Vietnam for the first time, together with your wife, you did not go to the place where the orphanage was. Was that a conscious decision?
Rösler: Until 2006, we had absolutely no idea where the place was located exactly. I repeatedly looked for Khánh Hung on the maps, but never found it. It was only in Saigon, when I visited the former South Vietnamese presidential palace, that the mystery was solved. In the lower part of the current museum, there is the old US operations center. I found the place on an American map which featured the old names. What I did not know, and what our interpreter made clear to me, was that Khánh Hung, like so many other places, was renamed by the new rulers in 1975 after the reunification of North and South Vietnam.
SPIEGEL ONLINE: Why did you not visit the city at the time?
Rösler: I was just visiting Vietnam as a normal tourist. My wife and I were traveling in the Mekong Delta. In any case, we both concluded that Sóc Trang, as it is called today, was probably hardly any different from the places we had already visited.
SPIEGEL ONLINE: Have you considered taking a side trip from your current schedule?
Rösler: I am visiting Vietnam as the economic minister, as a representative of German business. I'm not on a personal search for traces of my past.
SPIEGEL ONLINE: Do you plan to see the place at some point?
Rösler: No, we don't have plans for that. It simply has no deeper meaning for me.
SPIEGEL ONLINE: There are other adoptive children who feel otherwise and conduct extensive searches into their past. Can you understand that?
Rösler: I can relate, but it is probably different for each case. I never wanted for anything in my family, which is why I never asked myself this question.
SPIEGEL ONLINE: After your parents divorced when you were four years old, you lived with your father in Lower Saxony. Did you often talk about Vietnam?
Rösler: No. Vietnam played no role in our discussions. As I grew older, my father sat me in front of a mirror and explained why I looked different from other children.
SPIEGEL ONLINE: Did your father explain to you why he and his former wife in Germany had chosen adoption?
Rösler: My father was a Bundeswehr soldier. During his training as a helicopter pilot in the US in the 1970s, he got to know a South Vietnamese colleague. Through him he learned about the misery of the war there and the many orphaned children. That's how he chose adoption.
SPIEGEL ONLINE: Are you sometimes aware of your Asian side?
Rösler: My appearance is a clear indication of that. But I am neither a master of martial arts, nor do I regularly eat Asian food.
SPIEGEL ONLINE: What is it like when you travel abroad? Do people ask you about your origin?
Rösler: Sometimes. Last year when I was in the United States with Merkel, two Asian-American ministers asked me about my life, as did President Barack Obama. But he was less surprised that some government representatives in other countries. After all, the US is strongly characterized by immigration.
SPIEGEL ONLINE: Your visit will also be closely followed from the Vietnamese side. When you entered the government, one paper there wrote: "He is one of us." How do you feel about that?
Rösler: Imagine it was the other way around, and a German child adopted in another country took a high government office. The interest here would be just as great!
SPIEGEL ONLINE: You don't want to allow yourself to be co-opted?
Rösler: Germany is my home. It is credit to our country that people who don't have the typical biography also have an opportunity for advancement. The precondition for this is tolerance. Our democratic system and our success hinge not only on the social market economy, but also on our free society. I will emphasize this in Vietnam too. In the long run they won't be able to develop a market economy without freedom.
SPIEGEL ONLINE: One issue for many children adopted from Asia in Germany is either open or hidden racism. Has that affected you too?
Rösler: No. In everyday, normal interaction this is not the case.
SPIEGEL ONLINE: In Vietnam the communists still rule with a one-party system. Will you address human rights at all on your trip?
Rösler: I am on the Central Committee of Catholics (ZdK), so it was also important to me to invite representatives of the Catholic Church to a reception at the German Embassy in Hanoi. Things are still tough for Catholics in Vietnam, and this issue is a clear commitment on my part.
SPIEGEL ONLINE: You were baptized in 2000. Did this decision have anything to do with the Catholic nuns who saved you?
Rösler: That was not the deciding factor. But anyone who has learned what dangers and privations the nuns endured for the sake of the orphans in the Vietnam War wouldn't easily forget it.
SPIEGEL ONLINE: You don't speak Vietnamese, but did you learn a few words for your trip?
Rösler: That would be insincere. To say it clearly once again -- naturally I am tied to the country through a part of my life story, but I am traveling to Vietnam as the German economics minister.
Interview conducted by Roland Nelles and Severin Weiland