Tre của Bộ đội Trường Sa trên đảo là một trong những tài sản vô cùng quý giá.
Từ đầu tháng 6/2012, trên đảo Trường Sa Lớn xuât hiện một loại cây đặc biệt, đó là những khóm Tre Đằng Ngà do Công ty điện lực Vĩnh Phúc mang từ đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh (TP Hà Nội) gửi tặng quân và dân thị trấn huyện đảo Trường Sa.
Được biết, ngoài những khóm tre này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn đưa ra đảo trồng thử nghiệm một số loại tre lấy măng, để tăng cường màu xanh cho quân và dân của thị trấn .Tre được trồng ở vườn chùa, đài tưởng niệm các liệt sĩ, trong khuôn viên cây xanh trước cửa vào trụ sở UBND thị trấn và ở nhiều nơi đắc địa khác.
Từ ngàn đời nay, tre là người bạn tri kỷ gắn bó thâm thiết với người dân Việt Nam, là biểu tượng cho ý chí, tinh thần đoàn kết, đức tính siêng năng và sức mạnh kiên cường, sự trường tồn của dân tộc. Tre có mặt ở khắp mọi miền Tổ quốc, từ địa đầu Móng Cái cho đến tận miền đất mũi Cà Mau xa xôi.
Thiếu tá Đại Văn Quân (người đứng) và chiến sĩ đang chăm sóc, tưới nước cho tre hàng ngày.
|
Tre là thành lũy vững chắc, là vũ khí ngăn cản bước tiến quân thù, bảo vệ xóm làng. Ai là người Việt Nam, dù đi xa cũng không thể quên được truyền thuyết Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, nhổ tre làm vũ khí để phá giặc Ân mà ông bà, cha mẹ hoặc người thân kể cho nghe dưới tán tre những trưa hè oi ả.
Tre có nhiều loài, tuy tên gọi khác nhau nhưng có nhiều hữu ích, dùng làm nhà, được chế tác thành những vật dụng phục vụ đời sống mỗi gia đình, như: rổ rá, giần, sàng cho đến bàn, ghế, giường, đồ mỹ nghệ... Tre là chiếc nôi che chở cho em bé khi mới lọt lòng, là người bạn nuôi dưỡng tâm hồn, ước mơ, hoài bão của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác vô tận của các văn nghệ sĩ.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu, gầy gộc, nhưng thân tre luôn mọc thẳng, vươn tít lên cao, đón và tinh lọc những gì tinh túy nhất của đất trời để có sức sống mãnh liệt.
Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết bài thơ “Tre Xanh” rất hay, rất nổi tiếng, mà cho đến nay, khi nhắc đến tre Việt Nam là lại nhắc đến tác phẩm của ông: “Thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?/Ở đâu tre cũng xanh tươi/Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu... Thương nhau tre không ở riêng/Lũy thành từ đó mà nên hỡi người... Lưng trần phơi nắng phơi sương/Có manh áo cộc tre nhường cho con.... Năm qua đi, tháng qua đi/Tre già măng mọc có gì lạ đâu”.
Từ khi trên đảo có tre, màu xanh của lá tre cùng sắc óng vàng tươi, điểm xuyên những sọc xanh biếc, đặc trưng của tre đằng ngà nhanh chóng hòa nhập với màu xanh mướt của bàng vuông, phong ba, bão táp và sắc xanh thẫm của biển trời nơi hải đảo xa xôi, khiến cho hình ảnh, tình cảm, hơi ấm của đất liền, hồn Tổ quốc, hồn dân tộc nơi đây được nhân lên bội phần. Thiếu tá Đại Văn Quân, trợ lý Công binh của đảo, người đã đào hố trồng tre và phụ trách việc chăm sóc tâm sự: “Chúng tôi chăm sóc tre kỹ lắm, chắc chắn tre sẽ sống khỏe, sống tốt trên cát đá san hô và nắng gió, hơi mặn của biển”.
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh, Phó viện trưởng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, người chủ trì đề tài nghiên cứu phát triển nuôi, trồng ở Trường Sa cho biết, qua khảo sát nhận thấy, trồng tre là nguyện vọng của đông đảo quân và dân thị trấn huyện đảo Trường Sa, qua đó làm phong phú thêm hình ảnh làng quê Việt Nam thân thương nơi bão tố, nhiễm mặn và cằn cỗi, nghèo khoáng chất. Nếu phát triển tốt, tre có thể cho măng phục vụ đời sống bộ đội hiệu quả hơn ăn măng hộp như hiện nay nhiều lần.
Dưới góc độ cái nhìn của nhà quân sự, Thiếu tá Vũ Hoài Nam, Khung trưởng, phụ trách lực lượng xây dựng công trình của Trung đoàn 131 Công binh Hải quân trên đảo Trường Sa Lớn tâm sự, trong chiến tranh giữ nước vĩ đại, những bụi tre gai đã được du kích, bộ đội của ta làm vật cản ngăn bước tiến quân thù hiệu quả. Nếu đảo có được những lũy tre gai bao quanh thì sẽ rất hiệu quả trong việc tạo hàng rào chống thám báo, biệt kích xâm nhập.
Rồi đây, không lâu nữa, những khóm tre đang trồng tại đảo Trường Sa lớn phát triển mạnh mẽ, như chàng trai trẻ vươn mình, căng ngực trần, thách thức cùng sóng gió và bão tố. Các thế hệ sau này của tre sẽ trở thành lũy vững như thép, chắc như đồng trước cửa ngõ tiền tiêu của Tổ quốc.
Tre có nhiều loài, tuy tên gọi khác nhau nhưng có nhiều hữu ích, dùng làm nhà, được chế tác thành những vật dụng phục vụ đời sống mỗi gia đình, như: rổ rá, giần, sàng cho đến bàn, ghế, giường, đồ mỹ nghệ... Tre là chiếc nôi che chở cho em bé khi mới lọt lòng, là người bạn nuôi dưỡng tâm hồn, ước mơ, hoài bão của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác vô tận của các văn nghệ sĩ.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu, gầy gộc, nhưng thân tre luôn mọc thẳng, vươn tít lên cao, đón và tinh lọc những gì tinh túy nhất của đất trời để có sức sống mãnh liệt.
Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết bài thơ “Tre Xanh” rất hay, rất nổi tiếng, mà cho đến nay, khi nhắc đến tre Việt Nam là lại nhắc đến tác phẩm của ông: “Thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?/Ở đâu tre cũng xanh tươi/Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu... Thương nhau tre không ở riêng/Lũy thành từ đó mà nên hỡi người... Lưng trần phơi nắng phơi sương/Có manh áo cộc tre nhường cho con.... Năm qua đi, tháng qua đi/Tre già măng mọc có gì lạ đâu”.
Từ khi trên đảo có tre, màu xanh của lá tre cùng sắc óng vàng tươi, điểm xuyên những sọc xanh biếc, đặc trưng của tre đằng ngà nhanh chóng hòa nhập với màu xanh mướt của bàng vuông, phong ba, bão táp và sắc xanh thẫm của biển trời nơi hải đảo xa xôi, khiến cho hình ảnh, tình cảm, hơi ấm của đất liền, hồn Tổ quốc, hồn dân tộc nơi đây được nhân lên bội phần. Thiếu tá Đại Văn Quân, trợ lý Công binh của đảo, người đã đào hố trồng tre và phụ trách việc chăm sóc tâm sự: “Chúng tôi chăm sóc tre kỹ lắm, chắc chắn tre sẽ sống khỏe, sống tốt trên cát đá san hô và nắng gió, hơi mặn của biển”.
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh, Phó viện trưởng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, người chủ trì đề tài nghiên cứu phát triển nuôi, trồng ở Trường Sa cho biết, qua khảo sát nhận thấy, trồng tre là nguyện vọng của đông đảo quân và dân thị trấn huyện đảo Trường Sa, qua đó làm phong phú thêm hình ảnh làng quê Việt Nam thân thương nơi bão tố, nhiễm mặn và cằn cỗi, nghèo khoáng chất. Nếu phát triển tốt, tre có thể cho măng phục vụ đời sống bộ đội hiệu quả hơn ăn măng hộp như hiện nay nhiều lần.
Dưới góc độ cái nhìn của nhà quân sự, Thiếu tá Vũ Hoài Nam, Khung trưởng, phụ trách lực lượng xây dựng công trình của Trung đoàn 131 Công binh Hải quân trên đảo Trường Sa Lớn tâm sự, trong chiến tranh giữ nước vĩ đại, những bụi tre gai đã được du kích, bộ đội của ta làm vật cản ngăn bước tiến quân thù hiệu quả. Nếu đảo có được những lũy tre gai bao quanh thì sẽ rất hiệu quả trong việc tạo hàng rào chống thám báo, biệt kích xâm nhập.
Rồi đây, không lâu nữa, những khóm tre đang trồng tại đảo Trường Sa lớn phát triển mạnh mẽ, như chàng trai trẻ vươn mình, căng ngực trần, thách thức cùng sóng gió và bão tố. Các thế hệ sau này của tre sẽ trở thành lũy vững như thép, chắc như đồng trước cửa ngõ tiền tiêu của Tổ quốc.
Theo Báo Quân đội Nhân dân