.

Ruồi Trâu Blog

Sinh con ở Đài Loan

Việc sinh con khi đang học Ph.D dần trở nên 1 điều không xa lạ với mọi người chúng ta. Trong điều kiện cho phép, em bé sẽ có nhiều cơ hội được chăm sóc và phát triển tốt tuy nhiên không thể không nói đến những khó khăn do xa nhà và neo người cũng như những rào cản khác. Bài viết này được dựa trên kinh nghiệm của bản thân trong thời gian vừa qua. Rất mong chia sẻ với mọi người để việc em bé ra đời được dễ dàng hơn.

(Chú ý: bài viết dựa trên những quy định vào thời điểm hiện tại 2012, chúng có thể thay đổi trong các giai đoạn về sau này)
Trước khi có ý định sinh con, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tổng thể tại các bệnh viện lớn. Họ đều có các package cho chúng ta lựa chọn. Phụ thuộc vào mức độ kĩ càng khi kiểm tra tổng thể (vì có một số bệnh di truyền cần kiểm tra về ghen etc. )
A. Các giấy tờ thủ tục cần chuẩn bị ở Việt Nam
  1. Giấy đăng kí kết hôn bản chính + 1 bản công chứng Văn Phòng Đài Bắc tại Hà Nội (VPĐB) (lưu ý dùng bản dịch Chinese nhé, vì dịch ra tiếng Anh đôi khi rất bất tiện vì Bệnh Viện và Immigration Office của Taiwan họ chỉ dùng văn bản bằng Chinese nên sẽ vục vặc mình, có lẽ do họ ít khi fải làm với người nước ngoài)
  2. Nếu đón người thân từ VN sang thì cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh ruột thịt. Ví dụ mẹ Vợ thì cần giấy khai sinh bản gốc và Công chứng trên VPĐB bản Chinese nhé
B. Khi có bầu, Nên đi khám và sinh cố định ở 1 bác sĩ, 1 địa điểm trong suốt quá trình mang thai. Như vậy khi sinh, bác sĩ sẽ nắm tình hình của bạn tốt hơn. Nếu ở Taipei, mình recommend đến 2 nơi là TAI AN Hospital (泰安醫院) và Taipei Women and Childrend Hostpital (婦幼醫院), Guting Brand (nhà mình sinh bé ở đây). Ngoài ra thì NTU Hospital cũng là 1 nơi rất tốt (臺大醫院). Các bạn có thể google theo tên các bệnh viện đó nhé

C. Việc khám định kì, các việc chuẩn bị, mua đồ chuẩn bị, Lịch học lớp luyện tập sinh và chăm sóc bé etc đều ghi chú rõ trong MAMA BOOK, Lịch học ở nơi khám và các sách hướng dẫn bằng Tiếng Việt. Nhìn chung 3 ngày ở viện mẹ và bé không cần chuẩn bị j nhiều lắm vì đồ của bé (Bỉm, tã etc) được BV bao luôn roài

D. Khi chuyển dạ, thủ tục vào viện có thể làm sau. Mẹ bầu được chuyển ngay lên phòng theo dõi. Sau đó người nhà đi làm thủ tục. Rất nhiều giấy tờ, thỏa thuận fải kí giữa gia đình và bệnh viện. Đơn giản như giấy đồng ý cho phép bệnh viện thông báo số phòng của Mẹ nếu có bạn bè tới thăm. Nên có 1 người biết tiếng Trung đi là tốt nhất. 
    Một người mẹ Taiwan đang nằm trên giường hồi phục sau khi sinh
Chú ý:  Taiwan có chế độ ăn ở cữ 3 ngày cho mẹ (月子餐) (quy định sinh thường ở 3 ngày. Sinh mổ ở 1 tuần là Fixed cho mọi bà mẹ nếu không có vấn đề bất thường). Khi làm thủ tục có thể lựa chọn ăn ở Bệnh Viện cho tiện. đồ ăn ngày 3 bữa chính 3 bữa phụ
Một bữa ăn của mẹ theo suất ăn trong BV
E. Cơ sở vật chất và bác sĩ y tá ở BV nhìn chung là rất tốt, không fải lo lót như ở Việt Nam. Thường sẽ có các y tá thực tập được assign cho riêng từng mẹ. Cần việc j họ sẽ đi hỏi giúp nên nhà mình chỉ có mình, vợ và bà ngoại mà vẫn OK. Trong những ngày ở viện không bị neo người. Mỗi giường bệnh sẽ có 1 ghế gập có thể ngả thành giường đơn cho 1 người nhà ngủ cùng.  
Chú ý có 2 loại phòng, chọn khi đăng kí nhập viện: 
  1. Phòng theo bảo hiểm: 2 giường phòng, Bảo hiểm phụ giúp trả
  2. Phòng Tự túc: 1 giường phòng/ có Tivi tủ lạnh riêng. Tự túc. Đắt hơn phòng bảo hiểm
F. Việc cho bé bú sữa. Nếu mẹ không có sữa luôn sau sinh, bệnh viện sẽ có sữa ngoài sẵn cho bé. Rất yên tâm.

G. Viện Phí: Nhà mình nằm 3 ngày, ăn uống ở viện luôn, sinh thường, phòng bảo hiểm chi phí tầm 3100NTS. Nếu không có bảo hiểm, chi phí thực là tầm 70 000 NTS - họ có ghi rõ trong hóa đơn (ak ak)

H. Khi lấy giấy chứng sinh cho bé, nên lấy cả bản tiếng Anh và tiếng Trung cho tiện việc làm thủ tục làm giấy khai sinh, hộ chiếu, ARC cho bé sau này. Chú ý là chuẩn bị tên cho bé từ trước nhé vì trong giấy chứng sinh bằng tiếng Anh, bắt buộc phải có tên bé. :D

Tóm lại là lúc trước khi sinh, có nhiều lo lắng. Nhưng sau khi sinh bé rồi, với dịch vụ tốt của bệnh viện, Vợ chồng mình hoàn toàn yên tâm về chất lượng chăm sóc cũng như chi phí phải bỏ ra.