.

Ruồi Trâu Blog

Câu chuyện về Charlie


Nghịch cảnh thường thể hiện nhân tài; trong khi thịnh vượng lại che giấu nó (Adversity is wont to reveal genius, prosperity to hide it.) Horace
Một thú vui của tôi trong thời gian rãnh rổi giữa các cuộc họp khi đi công tác là gặp các doanh gia Việt để tìm hiểu thêm về con người họ: yếu tố thành công hay thất bại, môi trường kinh doanh và những trải nghiệm thú vị. Kỳ về Mỹ vừa qua, một bạn trẻ giới thiệu tôi với một đại gia Việt kiều khá thành công và nổi tiếng trong cộng đồng: anh Charlie Tôn Quý.
Sáng tạo để vượt khó
Anh Quý là một thuyền nhân đến Mỹ một mình năm 14 tuổi và cư ngụ tại bang Louisiana từ 1986. Vừa đi học vừa đi làm anh tốt nghiệp kỹ sư hóa học tại LSU và lập gia đình vào giữa thập niên 1990s. Vợ anh kinh doanh tiệm nail ở đây nên anh không đi làm mà mở một tiệm cung cấp linh kiện và hóa chất cho các tiêm nails khác.
Cuộc sống tạm ổn định cho đến khi anh quan sát khách hàng thăm viếng chuỗi siêu thị Wal Mart (có hơn 70% là phụ nữ) và nẩy ra ý tưởng xin Wal Mart cho phép anh mở các tiệm nails ngay trong khu thương mại của họ. Phải mất hơn 2 năm để thuyết phục Wall Mart và cho đến năm nay, các cửa hàng Regal Nails làm theo phương thức “nhượng quyền” (franchise) đã lên đến con số hơn 1,100 tiệm. Tại California, người Việt làm chủ đến 80% các tiệm nails và tỷ lệ cho toàn quốc là 44%.
Con số thực của đại gia thực
Vì là công ty tư nhân nên Regal Nails không thông báo số liệu tài chánh. Nhưng nếu tính mỗi tiệm nail có doanh thu trung bình là 34,000 đô la một tháng (theo tạp chí Nails), thì đế chế Regal Nails của anh Quý có doanh thu hàng năm khoảng 450 triệu đô la. Mức lời của công ty dịch vụ thường cao gấp đôi công ty sản xuất nên nếu Regal Nails niêm yết trên sàn HOSE, đây sẽ là một cổ phiếu blue chip “hot” nhất vì lý do thứ hai: Regal Nails gần như không có nợ.
Trước khi gặp anh, tôi đã ấn tượng với thành quả và con số. Sau khi gặp anh, tôi hưng phấn và lạc quan hơn vể thế hệ doanh nhân trẻ của chúng ta. Ngoài mái tóc bềnh bồng dải như một hippie thời 60s, vị đại gia 41 tuổi này trông thật bình dị và dễ thương với chiếc áo thun trắng và chiếc quần jean đã bạc mầu.
Để tiện việc, tôi đến gặp anh một buổi trưa hè khá mát ở khu Wal Mart mới xây tại Foothill Ranch, California. Anh Quý đang khởi công xây dựng một chuỗi tiệm nail và spa cao cấp lấy tên là Isis. Đây là tiệm đầu tiên và kế hoạch là sẽ hoàn tất thêm 5 tiệm trước cuối năm, kể cả 2 tiệm ở Australia. Tôi ái ngại nhìn anh đầu tắt mặt tối với đám nhân công xây dựng, bò ra dưới sàn giúp họ từng vít nối để bảo đảm an toàn cho các kệ tủ; rồi quay qua làm việc với nhóm IT về hệ thống vận hành và khuyến mãi gắn trên mỗi Ipad cho từng khách hàng; sau dó chỉ dẫn nhóm quay phim về cuốn video huấn luyện nhân viên. Và trăm công việc khác, qua phone hay qua Emails.
Góc nhìn sâu hơn
Sau 1 tiếng, anh chở tôi ra một tiệm phở gần đó để anh em có không gian riêng tâm sự. Giống tôi, anh thuê một chiếc xe Nissan cỡ nhỏ và tự lái như một nhân viên trung cấp. Không gì để thể hiện và khoe khoang. Câu chuyện giữa hai người cũng bộc trực, thành thực và đi ngay vào các vấn đề anh đang trực diện và nhờ tư vấn. Anh không nói gì đến thành quả đã đạt được mà chỉ về những mục tiêu phải đạt đến trong 1 năm, 5 năm và 10 năm. Anh cũng cho thấy một người đàn ông yêu vợ con và gia đình, không thích nhậu nhẹt hay lăng nhăng. Tôi nói ở điểm này anh giỏi hơn tôi nhiều vì khoảng tuổi anh, hồi xưa tôi cũng thích “nổ” và “hư hỏng” lắm. Anh cười hiền, nói không có thì giờ.
Tôi hỏi anh có làm ăn gì ở Việt Nam? Anh chỉ về nước một lần, được vài ngày, muốn tìm đối tác để gia công cho họ vài linh kiện cho nhà máy của anh bên Mỹ, nhưng lối làm việc và cách giao tiếp của họ không phù hợp lắm với nhu cầu về chất lượng và tiếp liệu. Anh cũng nói là anh có gặp vài quan chức và họ làm anh “sợ”.
Ba công thức của thành công
Tôi hỏi điều anh quan tâm nhất trong kinh doanh là gì? Anh nói “sự thỏa mãn của khách hàng”. Anh chứng tỏ điều này khi lăn ra đất để đo độ mềm của chỗ để chân, thử đi thử lại menu của Ipad (gắn trên ghế ngồi khi khách đợi hay ngồi cho thợ làm), chọn chương trình các video trên màn ảnh siêu phẳng để khách thưởng thức, loại rượu vang hay sâm banh mời khách khi họ bước vào tiệm, độ nóng chiếc khăn ấp mặt, những loại hóa chất hữu cơ và thân thiện môi trường đang được nghiên cứu….
Điều quan tâm thứ hai của anh là “đội ngũ nhân viên”. Bao quanh anh là nhóm quản lý, toàn người trẻ, tốt nghiệp đại học, chuyên sâu về IT, năng động sáng tạo và được huấn luyện ít nhất 6 tháng về nghệ thuật làm thỏa mãn khách hàng và xử lý các tình thế khó khăn.
Điều quan tâm thứ ba của anh là làm sao tiếp tục xây dựng và “bảo tồn hai thương hiệu” Regal và Isis để giữ vững vị thế trên một thị trường rất cạnh tranh. Muốn bám trụ, phải đi trước thiên hạ vài năm qua sản phẩm “xanh”, qua tiếp thị mạng xã hội, qua phần mềm quản lý, qua huấn luyện và đào tạo. Anh cho biết kỹ nghệ nail tại Mỹ đạt 6 tỷ đô la năm rồi và khoảng 1.5 tỷ đô la tại Âu và Úc. Trong 10 năm tới, anh muốn nắm 20% thị phần.
Con đường trước mặt
Tôi nói với anh về những thất bại của mình trong quá khứ. Anh kể lại những khó khăn chật vật khi đến Mỹ với hai bàn tay trắng. Sự cố gắng tột cùng để nhoi lên từ vũng bùn là mẫu số chung của hai đứa. Tôi tin là anh còn tiến xa hơn nữa vì ngọn lửa trong anh vẫn bùng cháy, ham muốn học hỏi cầu tiến vẫn đầy ắp; và tuổi trẻ, môi trường cùng đạo đức kinh doanh của anh sẽ là vũ khí vô cùng bén nhọn.
Trong những năm tháng bôn ba, tôi gặp rất nhiều nhân vật cũng như đã nếm thử đủ loại ẩm thực của thế giới. Từ những món trông thật đẹp mắt nhưng ăn vào là muốn ọe ra, đến những món coi tầm thường mà vô cùng ngọt ngào. Charlie Tôn Quý là một bữa cơm quê hương thật giản dị nhưng quá tốt cho một ngày hè nóng nực.
Một tự hào đúng nghĩa của dân tộc.
Nguồn: Blog của T/S Alan Phan

NGƯỜI AN - NAM ĂN ỈA





Xa



Và gần



Lào nó còn văn minh hơn cả Vịt

***


Sáu trang trước, em thấy các cụ bình luận về việc đặt biển, viết chữ đề nghị mình có tự trọng khi ăn em đã thấy nhục rồi, nhưng....thật ra cái đó cũng chưa nhục lắm vì dù gì thì lẫn trong đám ăn buffet thì mình cứ tránh bọn...phàm ăn người Việt Nam ra, coi như mình không phải người Việt thì cũng được. Nhưng có vài trường hợp không tránh mặt được vào đâu, đấy là những bữa ăn, bữa tiệc, và các tiệc chiêu đãi cấp nhà nước (State Banquet) thì còn....nhục nữa vì lúc đó, các cụ chẳng có cơ hội nào để phủ nhận (hoặc giả vờ) mình không phải người Việt Nam. 

Em xin kể ra đây vài vụ để các cụ thấy đôi khi, từ NHỤC đôi khi nó chưa đủ, mà nó phải gọi là QUỐC NHỤC

Hôm ấy, bên ta kéo nhau một đoàn gồm 38 người dự một bữa tiệc chiêu đãi cấp quốc gia. Sau khi cửa cung điện mở, về nguyên tắc ngoại giao "trưởng đoàn" ta sẽ đi cùng trưởng đoàn bạn và các "nguyên lão" ta sẽ đi cùng các "nguyên lão" bạn đi sánh bước vào. Nhưng KHÔNG, nhìn thấy trưởng đoàn ta lững thững bước vào thế là quần thần...túa mẹ nó vào làm các bạn chỉ biết lắc đầu kéo nhau vào sau. Có một số cụ còn quên không để lại ly rượu lại bàn cocktail đứng mà mang luôn tận cả vào bàn ăn sau đấy ý ới gọi phục vụ mang ly rượu dở ra vì....không tiện đặt ly đang uống dở trên bàn tiệc mới tinh

Một thói quen nữa là....dùng khăn ăn lau mặt thường trước bữa ăn, phục vụ họ có mang một khăn ấm hoặc khăn lạnh để vào chiếc đĩa bạc cạnh mỗi vị trí. Thường những khăn này dùng để lau tay hoặc chấm miệng nhưng cũng không quá khó để nhìn thấy một cụ thản nhiên rũ ra cái phạch rồi lau khắp mặt không thô bỉ đến độ cởi cà-vạt ra để lau cả cổ, nhưng hình ảnh lấy khăn ăn kì cọ mặt là hình ảnh....em thấy tương đối nhiều và thường xuyên.

Trong bữa ăn, đối với người nước ngoài, họ kị nhất là....san rượu từ ly của nhau và trút thức ăn từ đĩa người này sang đĩa người kia. Đấy là điều tối kị! Nhưng ta thì....vô tư. Em chứng kiến nhiều cảnh "mày uống hộ anh tí, say mẹ nó rồi" hay "miếng da cá này ngon lắm, mày ăn đi anh đang...kiêng" xảy ra không đến nỗi thường xuyên nhưng cũng không phải quá hiếm để...cảm nhận.

Thói quen uống của mình là mỗi lần uống là phải "cụng" hoặc "zô" nhưng ngoại giao, tối kị cứ mỗi lần uống là phải cụng ly nhưng chính mắt em nhìn thấy một cụ ngồi cạnh một đại sứ bắt vị đại sứ cụng ly gần....hai chục lần em ngồi đối diện, nhìn thấy mà chả biết chui mặt xuống đâu. May quá mà cụ chưa cao hứng bắt đại sứ hô "1 2 3 zô" 

Mình không có thói quen ăn dao dĩa và quan trọng nhất là không nhớ bên nào đặt dao bên nào đặt dĩa (nĩa)nên thi thoảng cũng có trường hợp "ta" mượn nhầm dĩa hoặc dao của "bạn". Còn việc hì hụi cắt thịt bò bằng dao cắt bánh mì hay dĩa ăn cá để xiên thịt thì....thường xuyên. Thêm vào đó, việc áp dụng....thói quen cầm đũa khi ăn cũng được...áp dụng triệt để lên dao dĩa. Về nguyên tắc, khi nói chuyện lúc ăn, ta nên bỏ dao và dĩa xuống rồi nói và cái này được dạy và quán triệt rất cẩn thận, nhưng....chả hiểu các cụ cũng rất chóng quên. Việc vừa ăn vừa vung vẩy dĩa và dao nói chuyện cũng xảy ra tương đối thường xuyên. 

Thêm vào đó, việc di chuyển từ bàn này sang bàn khác cũng...tương đối phổ biến trong khi quốc tiệc không cho phép điều này. Dù đã hạn chế được rất nhiều việc cụ này sang bàn cụ kia....chúc rượu trong tiệc chiêu đãi cấp nhà nước, nhưng trong các tiệc chiêu đãi từ cấp doanh nghiệp cho tới cấp tỉnh thì việc....lượn lờ gần như thường xuyên Các bạn chỉ biết lắc đầu còn phe ta thì nói: "sao mày cứ cắm mặt ăn, không sang chào....các cụ" 

Còn vụ cứ nhe cả bộ nhá ra xỉa răng và vừa ăn vừa....tóp tép, còn ăn súp nóng mà húp sồn sột thì...cũng không phải hiếm!

Em chỉ kể vài vụ từ kinh nghiệm bản thân, không có ý chỉ trích ai, chỉ là những câu truyện sưu tầm để chúng ta cùng đóng góp một tay vào cái gọi là VĂN HÓA ĂN của chúng ta và hy vọng một số thế hệ tiếp theo sẽ tích cực hơn chứ nếu cứ tiếp tục thế này, e rằng chẳng mấy mà phần còn lại của thế giới nghĩ Việt Nam là một dân tộc "tham ăn tục uống" và đi đến đâu cũng chết nhục về miếng ăn!@lèm bèm của một thằng Anamit trên diễn đàn OS.com

***

" Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xôn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thết, những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh. Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng. Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữa và đám con nít reo ồ lên, một trong sô họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỷ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ. Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi ba người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa. Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh : Ăn đi , ăn đi. Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn. Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau. Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : Lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói : Ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu. Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon Lắm Ngon Lắm". tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không? Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. miếng Ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải. Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng " Bánh Đa " vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên. Cái chính rút ra được là : Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon. Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con Gà : " Đừng ăn Đừng ăn Không ngon Không ngon??? "...tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó ...không ngon ???.

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng " Chả " cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao. Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo" Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc.@ lèm bèm của một thằng Tây, anh đéo biết tên.

***


Đời mình đuợc ăn lộc nhà vợ vì nhà nó có mấy người họ hàng bên Tây. Từ ngày mình về làm rể, thi thoảng cũng đuợc lọ nước hoa, cái áo phông, đôi giày vải....Đếch biết thế nào nhưng cứ Tây là xịn rồi.

Cơ mà Tây nhà vợ mình đe_ó phải Tây xịn, xịn là phải Tây Ba-di, Lôn-đôn, Niũ-ước hay bét ra cũng đuợc cái Ốt-tờ-rây-li-a. Đằng này Tây Tân đảo ( đảo Nu-me, thuộc địa của của bọn Phớp nhợn ở Thái Bình dương, cách Úc 2000 cây lô mếch. Nơi đây xưa chuyên nhốt tù thuộc địa và nô lệ da đen để khai khoáng )

Theo con vợ mình thuật lại ( chắc đuợc bố mẹ nó truyền khẩu) thì thời đánh Pháp, ông đẻ ra mẹ vợ mình bị bắt đi đày sang đây. Hết chiến tranh trao trả tù binh nhưng ông không về mà tình nguyện ở lại lấy một người bản xứ rồi đẻ ra mẹ vợ mình và các ông bà khác nữa mà mình không biết hết tên.

Đến thời đánh Meõ, đảng ta hô hào Việt kiều hồi hương góp sức với những lời tuyên truyền rất chi là hào sảng về thiên đàng, về hào khí dân tộc và những chói chang mai sau. Mẹ vợ mình hồi ấy còn trẻ, ai cũng bảo về là lăn vào mũi tên hòn đạn nhưng không nghe, cứ đâm bổ về. Theo như suy nghĩ của mình bây giờ thì hành động như vậy là…rất ngu.

Đó là năm 1966.

Bà mẹ vợ về năm đó mới 16 tuổi, tiếng Phớp nói giỏi như tiếng Việt, xây dựng chiến đấu hăng hái lắm. Hết đánh nhau, nhờ có tý trình lùn nên đuợc giao làm công tác ngoaị thương, mậu dịch. Đến nay bà vẫn bảo là bà ngu nên mới về, toàn ảo tưởng, hoang đường cả. May mà không chết đoí.

Đau nhất là mẹ vợ mình tý nữa ế chồng. Ngày đó lấy vợ hay chồng mà có tý lý lịch " bất an " như bà mẹ vợ mình thì khủng khiếp lắm. Đuợc cái may, ông già vợ cưới vạo đuợc phát nên cũng thoát. 

Vợ mình là sản phẩm của một thời đểu giả đó!

Tây vớ vẩn thế mà cũng giàu phết, ba bốn cái siêu thi to như Mắc-cô trên đuờng Đê la thành, ai cũng xe hơi, biệt thự biển. Nghe đâu mấy đứa cháu qua chơi ở nán lại rửa bát cũng đuợc nghìn hai đô một tháng.

Với 400.000 dân, cả thổ điạ, An-nam, da đen... Nu-me theo như mình hóng đuợc, chưa đến độ là thiên đuờng nhưng cuộc sống thì sung sướng lắm. Tây vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo của nó như thế là ác liệt rồi, trông mong cái đé_o.

Dân An-nam ta đa phần chí thú làm ăn và khôn lỏi nên sống cũng dư dả. Chán nhất là đám da đen, chỉ thích đi làm thuê hoặc lang thang ăn trợ cấp xã hội. Đúng là một chủng tộc có mả...nô lệ!

Thằng anh con nhà ông bác của con vợ mình mò về An-nam tìm vợ. Ở bển hắn khí giaù, những 2 cái siêu thị to vật nhưng người ngợm trông chả ra cái đé_o gì. Bé tý!. Nghe hắn bảo bên đó Tây nó to, bọn Đen thì không dám đụng, mình dân An-nam thấp bé nhẹ cân về An-nam lấy vợ là hay nhất. Ở bển cũng có gái An-nam, nhưng tóc vàng, đeo khuyên hết cả. Chơi bời, đú đởn chả thua gì Tây.

Năm thằng anh họ nhà con vợ mình về 2 lần, năm nay là năm thứ 3 của cuộc trường chinh cưới vợ. Hắn 37 nhưng trông trẻ vì người ...choắt. Những năm truớc, yêu cầu của hắn về đối tượng là trẻ, đẹp, có học thức, nói đuợc tiếng Phớp thì càng tốt. Ngu xuẩn nhất trong cái mớ yêu cầu của hắn là dứt khoát phaỉ...còn trinh. Đ.m, có khi hắn hâm thế nên mãi đé_o lấy đuợc ai cũng nên?!

Anh em họ hàng, bạn bè...sấp-pót cho hắn dữ lắm, nhưng với cái yêu cầu quaí đản đó làm mọi người nản và ngãng ra dần.

Năm thứ 2 hắn về, vẫn những yêu cầu đó nhưng hạ thấp 1 chỉ tiêu ( mà lại là chỉ tiêu tối quan trọng ) là đé_o cần còn trinh nhưng vẫn phải đảm bảo trẻ, đẹp, có học thức, nói đuợc tiếng Phớp thì càng tốt.

Mọi người lại bâu vào sấp-pót cho cái yêu cầu tuy có bớt phần quaí đản của hắn nhưng kết quả vưỡn về mo. Hắn nản ra mặt, ngửa cổ lên trời mà lèm bèm: Đ.m, đã thế bố mày ở một mình cho lũ gái chúng mày thèm. Cest lavie!

Ấy thế mà thế chó nào hắn lại mò về lần thứ ba mới taì. Hắn nói không phải tìm vợ nữa mà lo chuyện làm ăn, tìm vài mối hàng để đánh qua đó bán. Thế cũng đuợc!

Ở đất mẹ An-nam gần ba tháng, hắn đi đâu, làm gì không ai biết rồi nhằm đúng ngày rằm đẹp trời hắn mang giấy mời đến thông báo cưới vợ và mời ăn cỗ ở Đai-u. Đ.m, có thế chứ!

Mình sẽ thuật lại chuyện hắn lấy được vợ ở phần sau, nay đi vào phần chính.

Cái bô -rum ( ball room ) ở Đai- u to vaĩ, chứa tới gần năm trăm nhân mạng không còn một chỗ trống. Khứa sang, khứa hèn, trẻ con, bà già đủ cả. Công nghệ tiệc cưới về cơ bản là rất chuyên nghiệp, như lai vờ xô. Bàn to, mâm xoay nhét 12 người. Mình lạc chuồng đến sau nên bị nhét vào ngồi chung một bàn tuyền với những người không mang họ, lạ hoắc. Có lẽ là khách bên đằng gaí.

Ly uống vang to như nửa cái gáo dừa. Mọi người cùng nâng cốc chào mừng cô dâu, chú rể. Mấy đứa ngồi bàn mình, cả đực, cả cái phải bê bằng hai tay, tợp một phát rõ to rồi nhăn mặt: chua như nuớc đái meò!

Cái khăn ăn màu hồng, to bản đẹp là thế mấy em cuốn tròn như giấy đi iả, chùi lấy chùi để chứ ứ trải ra đuì. Một thằng sành điệu còn gấp đôi thành hình tam giác rồi đeo mẹ nó vào cổ, trông như cái yếm, hao hao như cái khăn quàng lộn ngược. Đang chén, thằng sờ pích cơ trông điệu đà như Thị Màu ông ổng: chúng tôi có những phần quà cho quý vị đuợc quấn trong khăn đỏ buộc ở ghế ngồi.

Đ.m, đang yên ổn đánh chén thì ồn ào như chợ vỡ. Một con mụ ở bàn mình ngồi trúng cái ghế có khăn buộc đỏ trúng ngay đuợc một hộp quà rất đẹp. Mụ xóc xóc rồi mở ra, một cái vở hộp điện thoaị Sam sung E730 mới caú. Cả bàn nhao lên: điện thoaị rồi, chia đê!
Đ.m, khối ra đấy, tưởng bở. Chỉ có mỗi lọ dầu gội đầu, xem kỹ đát không khéo còn hết!

Lại đánh chén. 

Trên kia, em Thùy Dung đang ca cẩm bài Triệu đóa hồng. Vẫn điệu đà, diêm dúa như mọi khi. Hát xong, tịnh đé_o có lấy một tiếng vỗ tay, thực khách, thính khách hẵng đang còn bận đớp hít, rỗi tay đé_o đâu mà vỗ.

Một chú đầu trọc, vác vi ô lông làm một bài nhạc Phớp, cũng đé_o thấy ai vỗ tay. Ngẫm thương cho cái đám ca sĩ đi hát đám cưới đến tệ!

Tiệc sắp tàn, người ta bê lên bánh kem tráng miệng có phết sô cô la, ăn ngầy ngậy như tào phớ. Mấy đứa kia tưởng bở xúc lấy xúc để rồi đ.m, bụm mồn nhăn mặt kêu buồn nôn. May không mửa ra bàn!

Nói chung cái sự đánh chén nông dân cực.

Đã thế, nhoáng cái hơn chục cái khăn ăn màu hồng không cánh mà bay trong lúc mình ra ngòai làm cốc trà tráng miệng. Cái bệnh tắt mắt, ăn cắp vặt của đám người kia mình biết tỏng. Mà cũng chả trách họ đuợc, khăn đẹp và tốt thế cơ mà.

Khiếp đảm nhất là cái màn " tổng kết " ra về, đến ùn ùn, về ào aò. Đã thế lại còn tranh thủ bốc bích quy, hạt dưa, hạt bầu đút túi để ăn chắt dần. Mấy anh trung niên lại còn " dồn toa " thuốc lá điếu, đút hết túi trên, túi dưới lại còn găm cả vào mang tai. 

Mấy bà, mấy chị cũng tỏ ra sành điệu với áo dài thêu kim tuyến, quàng khăn len nhưng miệng cứ thè lè cái tăm nhọn hoắt, thi thoảng cứ chẹp chẹp, tặc tặc như thằn lằn bắt mối. Hãi nhất là đám nam thanh, nữ tú cứ dậm rịch, chen nhau lên sân khấu bắt anh chơi ọc- gân đánh baì...vọng cổ làm cho chú rể phải dỗ: thôi, lát hát karaoke, đặt phòng rồi.

Hai vợ chồng mình bị lạc nhau, ra sảnh chờ mãi mới đón đuợc. Về nhà, vợ mình nấu cho bát mì tôm 2 trứng, đớp hết mình ngủ một mạch đến sáng.@ của anh Phẹt, biên 2006 trên diễn đàn vnn.
Nguồn: Blog Phot_Phet

"Việt Nam là một phần đời của tôi"


Bài viết được lấy nguồn từ trang nhà của tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn
Đó là câu nói của Bs Philipp Rösler, Bộ trưởng Kinh tế của Đức (người sắp đi thăm chính thức Việt Nam) trong bài phỏng vấn dưới đây. Đọc bài phỏng vấn này, thú thật, tôi không có cảm tình với người phóng viên. Phóng viên muốn khai thác cái gốc Việt Nam của ông ta, nhưng ông thì muốn nói cái bức tranh lớn hơn. Thật ra, câu đó cũng có thể áp dụng cho … tôi. Dù ở ngoài này nhiều hơn ở trong nước, nhưng tôi lúc nào cũng nghĩ Việt Nam là một phần lớn của đời tôi. Ông Rösler còn có một câu chuyện thú vị khác, và câu chuyện này làm tôi nhớ chuyện xưa …

Chúng ta biết rằng ông Rösler sinh năm 1973 ở Sóc Trăng, và được hai bà soeur nôi nấng trong cô nhi viện. Ông không biết cha mẹ mình là ai. Đến tháng thứ 9 thì ông được một gia đình người Đức xin làm con nuôi. Cha nuôi của ông là một sĩ quan trong quân đội. Đến khi ông 4 tuổi thì cha mẹ nuôi li dị. Trong môi trường như thế mà ông học hành thành tài (bác sĩ) và thành danh (tham gia chính trường). Nay ông là Bộ trưởng Kinh tế của Đức. Hành trình và sự nghiệp của ông quả thật đáng nể. Nhưng với người Đức, vốn nổi tiếng kì thị, thì có khi họ có cái nhìn khác.
Một anh bạn bên Đức có kể một câu chuyện về ông Rösler rất thú vị. Lúc ông ấy được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế, Rösler đến thăm một cơ sở của Bộ Y tế Đức, nhưng người gác cổng không cho vào! Ông gác cổng hỏi (tôi dịch nôm na): "Mày là ai mà dấm dớ đến đây?"  Ông Rösler trả lời tỉnh queo: "Tao là tân Bộ trưởng đây!". Ông gác cổng cười rú lên rồi bảo: "Sao chú mày không bảo ngay là Hoàng đế của China có phải là dễ tin hơn không!".
Có lẽ các bạn trong nước sẽ không có cảm nhận gì đặc biệt khi đọc câu chuyện trên, nhưng tôi và những người như tôi thì hiểu và thấm lắm. Người Âu Mĩ nói chung vẫn xem thường người có sắc diện Á châu. Đối với họ, những người như tôi (như những ai từng đi tị nạn) đến từ một nước nghèo nàn, chiến tranh triền miên, đen đúa, v.v. thì được xếp vào nhóm “lạc hậu”. Lạc hậu ở đây có nghĩa là kém văn minh. Dĩ nhiên, chúng ta có thể cãi một cách hàn lâm thế nào là văn minh và thế nào là lạc hậu. Dĩ nhiên, họ không nói ra, nhưng suy nghĩ của họ là như thế. Theo kinh nghiệm của tôi, người Đức và Anh (kể cả Úc) là những người hay có những suy nghĩ lệch lạc và có thể nói lạc hậu như thế. Có lần tôi được hỏi là "Mày biết làm phân số không?". Ông Rösler này cũng được nhìn như thế. Một người có khuôn mặt Á châu mà lại dám nói tao là tân bộ trưởng thì đúng là chuyện khôi hài với người gác cổng (chắc là ít học thức và thiếu thông tin). Nhưng cách ứng xử của ông Rösler kể ra cũng hay.
Câu chuyện của ông Rösler cũng giông giống với câu chuyện của ông Nguyễn Cao Kỳ mà tôi từng nghe qua. Nghe rằng khi sang Mĩ có lần ông Kỳ làm nghề lái taxi hay đi taxi, và có một cuộc đối thoại thú vị với ông da đen. Ông Mĩ da đen hỏi: Ở Việt Nam mày làm nghề gì? Ông Kỳ, một người rất giỏi tiếng Anh, trả lời: Tao từng là phó tổng thống. Ông da đen cười rũ rượi nói: Thôi, mày nên tìm việc gì làm cho ổn định, đừng có mơ tưởng nữa. Dĩ nhiên, ông Nguyễn Cao Kỳ đâu có chấp gì với một người như thế. Tôi đoán ông Kỳ, một Buddha Child, chắc cười trong bụng.
Cá nhân tôi cũng có vài kinh nghiệm vui vui. Thỉnh thoảng, đi chợ tôi hỏi chuyện với người bán hàng, và có ít nhất 2 lần họ nói không hiểu tôi nói gì (kiểu nghiêng tai rồi nói I beg your pardon). Với kinh nghiệm của người ở đây lâu năm, tôi biết đó là một thái độ bỡn cợt, họ xem thường mình. Tôi thậm chí còn đoán được họ sẽ nói gì kế tiếp! Thái độ đó hơi rẻ tiền! Trong tình huống như thế, tôi thường trả lời tỉnh queo rằng tao nói chuyện cho hàng trăm hay hàng ngàn người nghe và hiểu; nếu mày không hiểu tao nói, thì tao nghĩ mày cần phải xem lại khả năng tiếng Anh của mày và nên tự vấn có nên làm việc ở đây nữa hay không.
Ngay cả trong đề bạt chức danh khoa bảng, tôi nghĩ Úc cũng có thái độ phân biệt. Họ phân biệt tinh vi hơn nhiều. Tôi thường nói đùa rằng những kẻ kì thị chủng tộc mà ít học thì cùng lắm họ chỉ chửi vài câu (kiểu như go back to where you come from), nhưng những kẻ có học thì họ làm … bài bản hơn. Những kẻ có học này không chửi đổng như thế, nhưng họ tổ chức thành những hội đồng để làm khó ứng viên, một cách làm rất ư là … khoa học. Do đó, tôi thường nói với các bạn nghiên cứu sinh rằng để bằng các đồng nghiệp người Úc, chúng ta phải hơn họ 2 cái đầu. Nếu tiêu chuẩn của họ là A, thì mình phải có 2A. Phải như thế thì mình mới có lí do ứng phó một cách hoàn toàn tự tin (và nếu cần, trịch thượng :-)). Kể ra, đó cũng là một mặc cảm. Mặc cảm đến từ nước nghèo. Nhưng trong cái nhìn của họ thì cha ông họ đã tạo ra nền tảng này, và mình chỉ là người hưởng lợi từ mồ hôi nước mắt của cha ông họ, nên họ có quyền hạn chế mình. Biết rằng đó là một suy nghĩ thiển cận kiểu Úc, nhưng trong thực tế thì suy nghĩ này còn khá phổ biến. Do đó, tôi thích Mĩ hơn, vì Mĩ ít có suy nghĩ loại này, do ai cũng là dân nhập cư mà thôi.
Chính vì thế mà tôi không bao giờ nghĩ mình là người Úc. Dù mang quốc tịch Úc, nhưng cũng như Rösler, tôi nghĩ Việt Nam là một phần đời của tôi. Có khác chăng là cái phần đời này lớn hơn bất cứ phần đời nào khác.
N.V.T
 =====

'Vietnam Is a Part of My Life'

Photo Gallery: Visiting His Birthplace

German Economy Minister Philipp Rösler was left outside a Catholic orphanage during the Vietnam War and later taken to Germany where he was adopted. In a SPIEGEL ONLINE interview, he talked about his feelings about his upcoming visit to the country of his birth as a member of the German government.
As an adult, Philipp Rösler has only visited Vietnam once, and that was in a private capacity. But on Monday, the 39-year-old will officially visit the country of his birth as German vice-chancellor and economics minister.
It will be a unique journey for Rösler, who was taken in by nuns as a foundling during the Vietnam War. The interest in his visit is high. A media entourage will accompany Rösler on his trip, and people in Vietnam are also taking a keen interest.
In a SPIEGEL ONLINE interview, Rösler, who is also leader of the business-friendly Free Democratic Party (FDP), talked about his forthcoming trip to Vietnam.
SPIEGEL ONLINE: You are traveling to Vietnam, the country where you were born. What do you expect from your visit?
Rösler: I expect that German business will benefit from my visit. Vietnam is a country on the rise and therefore an interesting market for our companies. A lot has been achieved in recent years, including moves in the direction of greater economic freedom. Nevertheless, there are still many challenges, such as questions relating to the rule of law.
SPIEGEL ONLINE: Your trip will be watched closely. After all, your personal story is intertwined with the recent history of the country. You were a foundling during the Vietnam War. What do you remember from that time?
Rösler: I spent the first few months of my life in Khánh Hung, which is now Sóc Trang, in a Catholic orphanage. That was in 1973. Of course I don't have any personal memories of that time. A few years ago, I came across a SPIEGEL article which described the history of the orphanage. Some 3,000 children were housed there over the years and cared for by Catholic nuns. They also specified names and dates of birth, so that the formalities for adoption could be resolved quickly.
SPIEGEL ONLINE: Two Catholic nuns -- Mary Marthe and Sylvie Marthe -- looked after you in Khánh Hung during the first months of your life. In November 1973, you came to Germany, where you were adopted. The journalist Michael Brocker writes in his biography about you that Mary Marthe still lives in Vietnam. Do you have contact with her?
Rösler: We made contact after I became German health minister in the fall of 2009. Reporters traveled to Vietnam and took pictures of Mary Marthe with a photograph of me. Later, she got in touch with me via another nun who has e-mail access. I found that very touching.
SPIEGEL ONLINE: What did she write to you?
Rösler: She wrote how proud she was of what I have achieved.
SPIEGEL ONLINE: Do you know more about the circumstances under which you were left outside the orphanage?
Rösler: No, and I never wanted to.
SPIEGEL ONLINE: Why?
Rösler: Looking for something would suggest that you are missing something. But I have never felt that anything was lacking.
SPIEGEL ONLINE: Did you never have the urge to find out more?
Rösler: No, never. Germany is my home country. Vietnam is a part of my life which I do not remember. I grew up in Germany, I have my family here, my father and my friends.
SPIEGEL ONLINE: Six years ago, when you visited Vietnam for the first time, together with your wife, you did not go to the place where the orphanage was. Was that a conscious decision?
Rösler: Until 2006, we had absolutely no idea where the place was located exactly. I repeatedly looked for Khánh Hung on the maps, but never found it. It was only in Saigon, when I visited the former South Vietnamese presidential palace, that the mystery was solved. In the lower part of the current museum, there is the old US operations center. I found the place on an American map which featured the old names. What I did not know, and what our interpreter made clear to me, was that Khánh Hung, like so many other places, was renamed by the new rulers in 1975 after the reunification of North and South Vietnam.
SPIEGEL ONLINE: Why did you not visit the city at the time?
Rösler: I was just visiting Vietnam as a normal tourist. My wife and I were traveling in the Mekong Delta. In any case, we both concluded that Sóc Trang, as it is called today, was probably hardly any different from the places we had already visited.
SPIEGEL ONLINE: Have you considered taking a side trip from your current schedule?
Rösler: I am visiting Vietnam as the economic minister, as a representative of German business. I'm not on a personal search for traces of my past.
SPIEGEL ONLINE: Do you plan to see the place at some point?
Rösler: No, we don't have plans for that. It simply has no deeper meaning for me.
SPIEGEL ONLINE: There are other adoptive children who feel otherwise and conduct extensive searches into their past. Can you understand that?
Rösler: I can relate, but it is probably different for each case. I never wanted for anything in my family, which is why I never asked myself this question.
SPIEGEL ONLINE: After your parents divorced when you were four years old, you lived with your father in Lower Saxony. Did you often talk about Vietnam?
Rösler: No. Vietnam played no role in our discussions. As I grew older, my father sat me in front of a mirror and explained why I looked different from other children.
SPIEGEL ONLINE: Did your father explain to you why he and his former wife in Germany had chosen adoption?
Rösler: My father was a Bundeswehr soldier. During his training as a helicopter pilot in the US in the 1970s, he got to know a South Vietnamese colleague. Through him he learned about the misery of the war there and the many orphaned children. That's how he chose adoption.
SPIEGEL ONLINE: Are you sometimes aware of your Asian side?
Rösler: My appearance is a clear indication of that. But I am neither a master of martial arts, nor do I regularly eat Asian food.
SPIEGEL ONLINE: What is it like when you travel abroad? Do people ask you about your origin?
Rösler: Sometimes. Last year when I was in the United States with Merkel, two Asian-American ministers asked me about my life, as did President Barack Obama. But he was less surprised that some government representatives in other countries. After all, the US is strongly characterized by immigration.
SPIEGEL ONLINE: Your visit will also be closely followed from the Vietnamese side. When you entered the government, one paper there wrote: "He is one of us." How do you feel about that?
Rösler: Imagine it was the other way around, and a German child adopted in another country took a high government office. The interest here would be just as great!
SPIEGEL ONLINE: You don't want to allow yourself to be co-opted?
Rösler: Germany is my home. It is credit to our country that people who don't have the typical biography also have an opportunity for advancement. The precondition for this is tolerance. Our democratic system and our success hinge not only on the social market economy, but also on our free society. I will emphasize this in Vietnam too. In the long run they won't be able to develop a market economy without freedom.
SPIEGEL ONLINE: One issue for many children adopted from Asia in Germany is either open or hidden racism. Has that affected you too?
Rösler: No. In everyday, normal interaction this is not the case.
SPIEGEL ONLINE: In Vietnam the communists still rule with a one-party system. Will you address human rights at all on your trip?
Rösler: I am on the Central Committee of Catholics (ZdK), so it was also important to me to invite representatives of the Catholic Church to a reception at the German Embassy in Hanoi. Things are still tough for Catholics in Vietnam, and this issue is a clear commitment on my part.
SPIEGEL ONLINE: You were baptized in 2000. Did this decision have anything to do with the Catholic nuns who saved you?
Rösler: That was not the deciding factor. But anyone who has learned what dangers and privations the nuns endured for the sake of the orphans in the Vietnam War wouldn't easily forget it.

SPIEGEL ONLINE: You don't speak Vietnamese, but did you learn a few words for your trip?
Rösler: That would be insincere. To say it clearly once again -- naturally I am tied to the country through a part of my life story, but I am traveling to Vietnam as the German economics minister.
Interview conducted by Roland Nelles and Severin Weiland