- Mama Book và Children Book: hai quyển cẩm nang mà bệnh viện phát cho mẹ và bé. Cực nhiều thông tin chi tiết và hữu ích. Tiếc là chỉ Vợ mình đọc được vì nó viết bằng CHINESE
- Bác sĩ (nếu có người nhà làm bác sĩ thì quá tốt. Mình có ông anh họ làm bác sĩ nên thỉnh thoảng cũng phải gọi điện hỏi.
- Internet: nên vào những trang của các phòng mạch nổi tiếng hoặc của các bệnh viện. Mình thường tham khảo nguồn tiếng Anh, sau đó mới so sánh với các nguồn tiếng Việt. ( Bệnh viện Taipei Mother and Children Hospital nơi con mình sinh có cả hotline để hỏi bất cứ khi nào, các y tá sẽ cho lời khuyên chính xác nhất)
- Các diễn đàn nên được đặt ở vị trí thứ 2 khi tham khảo thông tin vì đôi khi thông tin ở đây rất nhiễu
- Các kênh Youtube: rất nhiều Video bổ ích, thường chúng ta quên rằng đây là nguồn thông tin trực quan và dễ hiểu nhất. Ví dụ Kênh GURGLE
- Người thân và người có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ: Nguồn thông tin này rất chính xác và nhanh. Tuy nhiên cần tham khảo thêm 2 nguồn trên nếu bạn cảm thấy chưa yên tâm
Trẻ em rất nhạy cảm, chúng cần được chăm sóc một cách khoa học |
- Uống càng nhiều sữa bầu càng tốt: SAI. phải phụ thuộc vào cân nặng của mẹ và bé. Các bác sĩ Taiwan khuyến khích sinh bé có trọng lượng dưới 3.5 kg là tốt nhất.
- Con càng to càng tốt: SAI. Con to làm mẹ khó đẻ. Gây nhiều nguy cơ khi sinh nở
- Bồi bổ cho mẹ hết mức có thể: SAI. Chú ý cân nặng của mẹ và bé để điều chỉnh lượng dinh dưỡng cho phù hợp. Chú ý lượng đường và chất béo phải luôn được giới hạn. Không được lạm dụng
VỚI MẸ
- Kiêng cữ các loại thức ăn, chỉ ăn thịt thăn :((: SAI. Bệnh viện khuyên chỉ nên kiêng Hạnh Nhân, Nhân sâm, Rượu, Dưa Hấu
- Kiêng Tắm: SAI. Mẹ nên hạn chế tắm tuy nhiên nên vệ sinh sạch sẽ
- Kiêng Đánh răng :((
- VỚI BÉ
- Ủ ấm quá mức sợ bé lạnh: Người châu Á nói chung luôn có suy nghĩ sợ trẻ lạnh mà không kiểm tra thực tế. Có 2 vị trí có thể kiểm tra chính xác bé lạnh hay nóng đó là SAU GÁY và Gan bàn chân. Tùy tình trạng ở khu vực này mà điều chỉnh lượng quần áo, chăn quấn phù hợp
- to be continued...